Breaking News

Thanh Lam ghi điểm với khán giả sau khi bị chê hát 'Thiên thai'

Ca sĩ Thanh Lam hát Màu hoa đỏ trong chương trình - Ảnh: T.ĐIỂU

Ca sĩ Thanh Lam hát Màu hoa đỏ trong chương trình - Ảnh: T.ĐIỂU

Tất nhiên Thanh Lam không thử nghiệm với Thiên thai một lần nữa, mà hát ca khúc đã "đóng đinh" với tên tuổi cô từ nhiều năm trước do cha cô sáng tác, bài Màu hoa đỏ. 

Nữ ca sĩ mặc đầm đỏ rực hát ca khúc này, vẫn hay như mọi khi. Cô hát tiết chế cả trong giọng hát lẫn phong cách trình diễn, nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả xem chương trình giao lưu nghệ thuật Vu lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2023 tại Nhà hát lớn Hà Nội. 

Chương trình do Ban truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị tổ chức.

Thanh Lam từ lâu được biết tới là một phật tử thuần thành, cũng thường xuyên tham gia hát trong các chương trình Phật giáo.

Việt kiều Nguyễn Thị Minh Hoàn (giữa) và ông Lê Doãn Hợp (phải), trung tướng Hoàng Khánh Hưng (trái) giao lưu tại chương trình - Ảnh: T.ĐIỂU

Việt kiều Nguyễn Thị Minh Hoàn (giữa) và ông Lê Doãn Hợp (phải), trung tướng Hoàng Khánh Hưng (trái) giao lưu tại chương trình - Ảnh: T.ĐIỂU

Ngoài Thanh Lam, chương trình còn có sự tham gia của các ca sĩ có tiếng như NSND Quốc Hưng, NSƯT Việt Hoàn, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương, ca sĩ chuyên hát nhạc Phật giáo Ngọc Ngân…

Ngọc Ngân mới 17 tuổi nhưng đã có 14 năm hát nhạc Phật giáo, các bài dân ca tại các chùa, các sự kiện Phật giáo. Gia đình cô cũng thường làm nhiều việc thiện nguyện như mở các bếp ăn từ thiện.

Không chỉ hát, trong chương trình Ngọc Ngân còn giao lưu với khán giả, nói về tình yêu của mình với các bài hát Phật giáo cũng như các hoạt động thiện nguyện.

Ngọc Ngân - ca sĩ chuyên hát nhạc Phật - hát trong chương trình - Ảnh: T.ĐIỂU

Ngọc Ngân - ca sĩ chuyên hát nhạc Phật - hát trong chương trình - Ảnh: T.ĐIỂU

Chương trình mừng Vu lan nhưng các nghệ sĩ không chỉ hát các ca khúc về Phật giáo, các ca khúc ca ngợi công ơn cha mẹ, đạo hiếu và cả những bài hát ngợi ca đất nước anh hùng và các thương binh liệt sĩ…

Bởi theo ban tổ chức, đạo hiếu lớn của dân tộc mình bên cạnh kính hiếu với ông bà cha mẹ, thì cả xã hội phải giữ đạo hiếu bằng việc tôn vinh các Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, tất cả những người mẹ nói chung.

Hòa thượng Thích Gia Quang và ông Uông Chu Lưu - nguyên phó chủ tịch Quốc hội - tặng quà tri ân những người có công với đất nước - Ảnh: T.ĐIỂU

Hòa thượng Thích Gia Quang và ông Uông Chu Lưu - nguyên phó chủ tịch Quốc hội - tặng quà tri ân những người có công với đất nước - Ảnh: T.ĐIỂU

Giao lưu với khán giả trong chương trình còn có ông Lê Doãn Hợp - nguyên bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cố vấn của chương trình, trung tướng Hoàng Khánh Hưng - chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh Hoàn - Việt kiều Pháp, nhà từ thiện tài trợ cho nhiều chương trình thiện nguyện trong nước.

Hòa thượng Thích Gia Quang - trưởng Ban thông tin truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - khẳng định đức hiếu thảo rất quan trọng cho đời sống của mỗi con người, mỗi gia đình và cả cộng đồng xã hội, quốc gia dân tộc.

Không có nhận xét nào