Breaking News

Nicolas Cage gây ám ảnh trong Longlegs: Thảm kịch dị giáo

Longlegs: Thảm kịch dị giáo - Ảnh 1.

Maika Monroe trong vai đặc vụ Lee Harker - Ảnh: Neon

Longlegs: Thảm kịch dị giáo lấy cảm hứng từ những câu chuyện về kẻ giết người hàng loạt của David Fincher và tiểu thuyết Sự im lặng của bầy cừu (1991). Phim do Osgood Perkins viết kịch bản và đạo diễn.

Dàn diễn viên bao gồm: Maika Monroe, Nicolas Cage, Blair Underwood, Alicia Witt...

Trailer Longlegs: Thảm kịch dị giáo

Nicolas Cage và Maika Monroe ăn ý trong Longlegs

Lấy bối cảnh tại bang Oregon, Mỹ cuối thế kỷ 20, Longlegs xoay quanh câu chuyện các nhà chức trách bối rối trước Longlegs - kẻ giết người hàng loạt (Nicolas Cage) chưa bao giờ tác động vào nạn nhân của mình.

Longlegs: Thảm kịch dị giáo - Ảnh 2.

Lauren Acala vào vai cô gái chạm trán với kẻ giết người hàng loạt hung dữ có biệt danh "Longlegs" - Ảnh: Neon

Hầu như các vụ án đều có chung mô típ là người cha bị thế lực vô hình kiểm soát đầu óc và ra tay sát hại gia đình, sau đó tự sát.

Tại hiện trường, Longlegs đều để lại lá thư viết những dòng chữ mã hóa khiến người xem nhớ đến tên sát thủ Zodiac Killer, từng là cơn ác mộng đối với người dân sinh sống tại Bắc California vào cuối những năm 1960.

Những mật mã này vừa gợi ý về mối liên kết của hắn với các vụ thảm sát, vừa là tín hiệu thông báo rằng sẽ còn nhiều vụ giết người khác nữa.

Để phá án, FBI thuê một điệp viên mới nổi - Lee Harker (Maika Monroe), người sở hữu khả năng ngoại cảm. Mặc dù thám tử thấu thị là hình tượng quen thuộc trong phim ảnh, nhưng đạo diễn Perkins lại làm cho nhân vật này trở nên mới mẻ và hấp dẫn.

Longlegs: Thảm kịch dị giáo - Ảnh 3.

Tạo hình kinh dị của kẻ sát nhân do Nicolas Cage thủ vai - Ảnh: Games Radar

Lần theo manh mối, Lee Harker phát hiện ra tên sát nhân bí ẩn này là kẻ đã thoát khỏi sự truy lùng của cảnh sát hàng chục năm qua.

Động cơ gây án của Longlegs có nét tương đồng với những kẻ sát nhân không cần “động tay động chân” như trong tiểu thuyết Curtain (1975) của Agatha Christie hay phim kinh dị Cure (1997) của Kiyoshi Kurosawa.

Dù lần đầu thủ vai chính, diễn xuất Maika Monroe hầu như không có sự chênh lệch so với Nicolas Cage. Cả hai phối hợp rất ăn ý và bổ trợ cho nhau. 

Nếu Maika Monroe khiến người xem hồi hộp với diễn biến tâm lý sâu sắc, thì Nicolas Cage gây ám ảnh với làn da trắng muốt, đôi tay run rẫy và giọng nói rên rỉ.

Tạo hình của nam diễn viên khá giống với Nicole Kidman trong Destroyer hoặc Johnny Depp trong Black Mass.

Cạnh đó, các diễn viên phụ như Alicia Witt - người mẹ cuồng tín tôn giáo của Lee Harker và Kiernan Shipka - người duy nhất sống sót là chất xúc tác khiến Longlegs: Thảm kịch dị giáo duy trì được sự nhất quán trong đường dây kịch bản.

Nhịp phim chậm rãi, hiệu ứng kinh dị kém

Cấu trúc kịch bản của Longlegs được chia thành ba chương. Đạo diễn Osgood Perkins sử dụng cách kể ngược, mở đầu với lời giải của câu chuyện, sau đó mới dẫn dắt người xem theo dõi hành trình Lee Harker tìm kiếm đáp án.

Longlegs: Thảm kịch dị giáo - Ảnh 4.

Nữ đặc vụ Lee Harker điều tra manh mối từ những dòng mã hóa do Longlegs để lại - Ảnh: Neon

Điều này tạo nên sự cân bằng và nhịp điệu cho câu chuyện, làm nổi bật sự phát triển của các nhân vật và tình tiết.

Về mặt hình ảnh, điểm mạnh của Longlegs là tông màu lạnh ám ảnh kết hợp với ánh sáng yếu vào ban đêm, tạo nên hiệu ứng hình ảnh rùng rợn và kích thích sự hồi hộp của khán giả.

Phim gây ấn tượng với nhiều khung hình rất rộng và sâu, nhân vật chính được đặt ở vị trí đối xứng, khiến họ trở nên nhỏ bé và tạo cảm giác bị cô lập giữa không gian rộng lớn.

Tỉ lệ khung hình thay đổi liên tục, từ những khung hình hẹp gợi nhớ các đoạn phim gia đình thập niên 70 đến những khung hình rộng mô tả câu chuyện chính diễn ra trong thập niên 90.

Longlegs: Thảm kịch dị giáo - Ảnh 5.

Diễn xuất của Maika Monroe nhận được nhiều lời khen của giới phê bình - Ảnh: Dexerto

Dù vậy, Longlegs vẫn có những hạn chế nhất định.

Vốn thuộc thể loại kinh dị, nhưng Longlegs lại không có nhiều cảnh hù dọa mà tập trung vào phần âm thanh. Nhìn chung, phim giống thể loại trinh thám hơn.

Do kinh phí thấp, đoàn phim sử dụng rất ít diễn viên quần chúng, chỉ có vài phân cảnh xuất hiện cảnh sát. Điều này khiến phim thiếu đi sự phong phú trong các bối cảnh và nhân vật, giảm độ chân thực.

Nhịp phim chậm rãi và lời thoại có nhiều thuật ngữ tôn giáo, khiến người xem khó nắm bắt cốt truyện.

Trong quá trình Lee Harker truy tìm manh mối kẻ sát nhân, giữa phim lại rơi vào tình trạng rối rắm khó hiểu với những tình tiết thừa thãi như phép thuật Satan hay những con búp bê ác quỷ.

Tưởng chừng phần kết mọi việc sẽ sáng tỏ, nhưng lại người xem hụt hẫng vì Longlegs không có bất cứ lời giải đáp nào cho hành động của nữ đặc vụ và nút thắt vẫn còn dang dở.

Nhìn chung, nếu là người yêu thích thể loại trinh thám, có hiểu biết về các thuật ngữ tôn giáo và có sự tập trung cao độ trong quá trình xem phim, khán giả mới có thể hiểu rõ được cốt truyện của Longlegs.

Longlegs: Thảm kịch dị giáo ra rạp ngày 6-9.

Không có nhận xét nào